Bệnh chàm sữa (lác sữa) là dạng chàm thể tạng ở trẻ em từ 2 tháng đến 2 tuổi. Khi bị chàm sữa, trẻ có biểu hiện khởi đầu là mảng hồng ban, sẩn, mụn nước; rịn nước, đóng mày, tróc vảy. Vị trí thường ở hai má, có thể lan đến cằm, da đầu, trán, nhưng không có ở mắt, mũi. Bệnh nặng có thể lan đến mặt dưới cánh tay, khuỷu, da đầu, thân mình, tứ chi. Nhưng vùng tã lót và vùng nách không bị ảnh hưởng.


Bệnh chàm sữa nếu không được điều trị hiệu quả có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da. Ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ, trên thực tế không ít các trường hợp cha mẹ lúng túng trong việc xử lý khi con bị chàm sữa. Do vậy, cha mẹ cần trang bị cách chăm sóc con bị chàm sữa theo cách sau:

1. Không tự ý sử dụng thuốc khi bé bị chàm sữa

Đây là điều đầu tiên cha mẹ cần lưu ý thực hiện khi có con bị chàm sữa. Rất nhiều trường hợp phụ huynh đã tự ý sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc uống để trị chàm sữa cho trẻ. Mà trước đó không đưa trẻ đi khám và dùng theo đơn thuốc của bác sĩ. Hầu hết đã tự ý mua thuốc về bôi ngoài da cho trẻ, trong đó có corticosteroid.

Bôi lâu ngày thuốc gây những tác dụng phụ khiến trẻ bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da. Ngoài ra corticosteroid còn có thể khiến chàm lan rộng, nặng thêm và nhiễm trùng. Nếu dùng thuốc kéo dài có thể gây suy yếu tuyến thượng thận.

Hoặc cũng có trường hợp sử dụng các loại thuốc lá dân gian để đắp nếu không đúng sẽ làm cho bệnh chuyển biến nặng thêm. Chính vì thế, khi thấy trẻ có biểu hiện của bệnh chàm sữa. Cha mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc mà cần đưa đi khám bác sĩ để được kiểm tra. Và hướng dẫn sử dụng thuốc sao cho có hiệu quả nhất,

2. Chế độ dinh dưỡng cho bé bị chàm sữa

Chế độ ăn uống tích cực có ý nghĩa quan trọng đối với việc điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ. Để phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bệnh, cha mẹ cần tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thực phẩm lên men, trứng, đậu phộng, cà chua, đồ biển… Thay vào đó, nên cho trẻ ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước. Các loại thực phẩm như cá, hạt lanh rất tốt cho trẻ khi bị chàm sữa nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ.

3. Chăm sóc vệ sinh cá nhân khi bé bị chàm sữa

  • Cẩn thận khi tắm cho bé

Trẻ bị chàm sữa thường có các biểu hiện trên da như da bị nỏi hồng ban, mụn nước, rỉ dịch, bị đóng vảy (cấp tính), da bị khô ráp, bong tróc,…(chàm mãn tính). Do đó, việc vệ sinh, tắm cho trẻ cần chú ý để tránh ảnh hưởng làm tổn thương da nhiều hơn. Theo đó, không nên cho trẻ tắm lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm. Nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa, trán gãi ngứa rất dễ gây nhiễm khuẩn da. Nếu trường hợp có sử dụng các loại sữa tắm, thì nên dùng các sản phầm sữa tắm dịu nhẹ. Không chứa kiềm, xà phòng, được chứng nhận da liễu và lâm sàng.

  • Chọn chất liệu quần áo cho bé

Quần áo có chất liệu vải mềm, vải cotton là thích hợp nhất cho trẻ mặc khi bị chàm sữa để tránh làm tổn thương cho da. Các bạn không nên cho trẻ mặc các loại quần áo được làm từ chất liệu vải sọi tổng hợp hay sợi len sẽ dễ gây cọ xát vào da bé. Bên cạnh đó, cần cho trẻ mặc thoáng mát, không mặc quần áo quá chật sẽ gây bí và khiến da bị tổn thương.

  • Giữ môi trường xung quanh thoáng mát

Vào mùa hè, các biểu hiện trên da trẻ khi bị chàm sữa sẽ dễ bị tác động gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ. Cha mẹ vì thế cần giữ môi trường thoáng mát, sạch sẽ cho trẻ, nhất là khi trẻ chơi đùa thường dễ bị ra mồ hôi. Bạn cũng cần chú ý không nên cho trẻ tiếp xúc với môi trường nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, môi trường thay đổi nhiệt độ quá nhanh sẽ làm ảnh hưởng tới trẻ.

  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, thay tã cho bé.

Trẻ nhỏ thường dễ bị ra nhiều mồ hôi gây ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Chính vì thế, phụ huynh cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hàng ngày. Thay tã lót ít nhất 3 lần trong ngày để tránh cho da trẻ bị ẩm ướt, hăm da.

Cùng với các cách chăm sóc nêu trên, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra tình trạng bệnh của trẻ và đưa trẻ đi khám kịp thời khi có bất kỳ biểu hiện gì khác lạ và nặng thêm. Những lần kiểm tra bệnh định kỳ trong quá trình chữa trị cũng rất cần thiết và nên làm.’

  • Vệ sinh môi trường xung quanh

Nhà cửa không vệ sinh sạch sẽ, nhiều bụi, nhiều lông động vật cũng là tác nhân gây nên chàm sữa. Chị nên vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, chăn gối màn không cho bé tiếp xúc với lông động vật dễ gây dị ứng trong mùa này.

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm, bảo vệ da cho bé

Da thiếu độ ẩm: đây chính là nguyên nhân hàng đầu của Chàm Sữa. Chính vì lý do này, chàm sữa thường biến chuyển nặng hơn vào mùa đông, khi không khí thường lạnh và khô. Với trường hợp này các mẹ nên bổ sung đủ nước cho bé, bôi kem dưỡng ẩm an toàn cho bé.

Hãy sử dụng Kem bảo vệ da cho bé Sebamed pH5.5 (Sebamed Baby Protective Facial Cream) được chứng minh lâm sàng. Có hiệu quả đối với trẻ có làn da dị ứng và làm dịu da nhạy cảm của bé. Kem không để lại lượng dầu nhờn trên da.

Hỗn hợp dưỡng ẩm từ axit hyaluronic và squalene ngăn ngừa khô da và tăng cường lớp vỏ bảo vệ axit của da mặt của bé. Panthenol, Vitamin E và hợp chất lipid chống lại kích ứng do phát ban nước bọt. Kem kết cấu nhẹ không để lại lượng dầu nhờn trên da. Kem bảo vệ da Sebamed không chứa Paraffin / Parabens / Formaldehyde / Dioxan

  • Sản xuất tại Đức
  • Giữ ẩm hiệu quả ngăn ngừa khô da
  • Panthenol và hợp chất lipid ngăn ngừa kích ứng
  • Vitamin E giúp chống lại những ảnh hưởng xấu từ môi trường
  • Giàu chất panthenol và allantoin giúp làm dịu và tái tạo làn da bị kích ứng
  • Dễ sử dụng và dễ hấp thu
  • Thích hợp cho bé từ 1 tháng tuổi

Đọc thêm:
Dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày khi bé bị chàm có được không ?
Báo điện tử Sức khỏe & Đời sống “Chàm da trẻ nhỏ – Cách chăm sóc, điều trị & phòng ngừa”

Xem thêm các sản phẩm chăm sóc da bé bị chàm, tại đây:

Liên hệ Cty PP Độc Quyền Sebamed tại Việt Nam: Công ty TNHH MTV TM và XNK Kỳ Phong
Địa chỉ: 45 Cửu Long, Phường 2, Quận Tân Bình, TP HCM
Điện thoại: (028) 5427 3110 – 5427 3429; Hotline: 0905 223817